Monday, August 21, 2017

10 lí do nên đi du học Pháp

Một nền giáo dục chất lượng cao
Nhiều bảng xếp hạng do các báo nước ngoài công bố công nhận các trường đại học của Pháp có chất lượng cao.
Theo xếp hạng năm 2010, với 65 trường hàng đầu đào tạo Thạc sĩ về Quản lý, báo Financial Times đã xếp 5 trường thương mại của Pháp vào trong số 10 trường đứng đầu, trong đó Trường đại học thương mại Paris-Châu Âu (ESCP Europe) đứng hạng thứ nhất và trường Thương mại chất lượng cao (HEC) đứng hạng thứ ba.
Tờ Times Higher Education Supplement năm 2010 đã xếp Trường đại học Bách khoa (Ecole Polytechnique) vào hạng thứ 6 và Trường đại học Sư phạm của Pháp (Ecole Normal Supérieure) vào hạng thứ 8 trong số các trường đại học nổi tiếng nhất châu Âu.
Pháp đứng thứ 6 trong số các nước được xếp hạng hàng đầu tại danh sách xếp hạng 2010 của trường đại học Jiaotong de Shanghai

Du học pháp 2016
du học pháp bằng tiếng anhNền giáo dục được “xuất khẩu”
Một số chương trình đào tạo của Pháp được triển khai tại nhiều nước. Ở Việt nam, PUF có các chương trình đào tạo cấp bằng của Pháp được công nhận ở châu Âu và trên thế giới. Điều này rất có ý nghĩa đối với sinh viên vì học ở PUF cũng tương đương với học tại một trường đại học ở Pháp trong khi đó sinh viên vẫn ở Việt Nam.
Cũng trên tinh thần đó chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao của Việt Nam, có chuyên gia của Pháp trong lĩnh vực khoa học kỹ sư sang giảng dạy tại 4 trường đại học có tiếng nhất của Việt Nam. Đây là một chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo mô hình giảng dạy của Pháp, bao gồm một chương trình học dự bị trong 2 năm, với nội dung giảng dạy chủ yếu trong lĩnh vực khoa học cơ bản, và một chương trình kế tiếp về chuyên ngành kỹ sư trong 3 năm, trong đó bao gồm cả chương trình học ngoại ngữ với hai ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Bằng Kỹ sư chất lượng cao, do Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam cấp, là một trong những bằng hàng đầu được cấp ngoài Châu Âu và được Pháp công nhận (từ năm 2004 và năm 2010 trong thời gian 6 năm) dựa trên quyết định cấp bằng của Uỷ ban cấp học vị kỹ sư. Đây cũng là chuyên ngành đào tạo đầu tiên ở bậc đại học của Việt Nam được quốc tế công nhận.
du học pháp miễn phíMối liên kết chặt chẽ với một nền nghiên cứu khoa học ở trình độ cao
Những thành công trong khoa học công nghệ cùng với số giải Nobel và các huân chương Field mà Pháp đạt được (Ngô Bảo Châu, huân chương Fields 2010) đã khẳng định Pháp là nước có nền khoa học tiên tiến và nền nghiên cứu năng động. Các chuyên ngành đào tạo ở trường đại học và trường lớn đều dựa trên cơ sở là các phòng thí nghiệm uy tín.

diễn đàn du học phápMối liên kết chặt chẽ giữa các trường đại học và doanh nghiệp

Các chương trình đào tạo và giảng dạy được xây dựng với sự tham gia của những nhà chuyên môn làm việc tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, các đợt thực tập tại doanh nghiệp đang là một yếu tố bắt buộc của phần lớn các chuyên ngành đào tạo đại học hiện nay. Các khóa thực tập này tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập của sinh viên vào môi trường công việc đồng thời mang đến cơ hội được tuyển dụng sau khi quá trình thực tập kết thúc.
tư vấn du học phápMột nền giáo dục mở đối với sinh viên nước ngoài
Pháp đứng thứ 4 trên thế giới về tiếp nhận sinh viên nước ngoài. Hiện nay, có hơn 6 000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Pháp.
du học pháp ngành dượcBằng cấp được công nhận ở châu Âu
Chương trình giảng dạy đại học của Pháp được xây dựng trên cơ sở 3 bậc học : cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ (LMD). Hệ thống LMD tạo thuận lợi cho việc di chuyển giữa các chương trình học tại châu Âu.
du học pháp 2015Mức học phí hợp lý
Chính phủ Pháp đài thọ phần lớn chi phí học tập thực tế cho sinh viên đăng ký vào các trường công lập, vì vậy, Pháp là một trong những quốc gia có mức học phí tại các trường công thấp nhất thế giới.
du học pháp webtrethoĐược hưởng những ưu đãi như sinh viên Pháp
Sinh viên nước ngoài được trợ cấp về nhà ở, bảo hiểm xã hội, được giảm giá vé khi sử dụng các dịch vụ vui chơi, đi lại và ăn uống. Ngoài ra sinh viên nước ngoài có thể đi làm thêm mà không cần giấy phép, với thời gian tối đa là 60% thời gian làm việc hàng năm theo quy định chung. Sau khi có bằng thạc sĩ hoặc có bằng tương đương sinh viên nước ngoài được phép làm việc tại Pháp.
du học tự túc tại phápĐược học một ngôn ngữ thông dụng
Có 200 triệu người nói tiếng Pháp và 745 000 người học ngôn ngữ này trên khắp 5 châu. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ làm việc của Cộng đồng châu Âu và các tổ chức của Liên hiệp quốc. Tiếng Pháp cũng là ngôn ngữ của thế vận hội. Nước Pháp, cường quốc thứ 5 về thương mại, là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nhiều nước, đặc biệt là các nước châu Âu.
du học pháp tự túcMôi trường sống dễ chịu
Với một nền văn hóa, địa lý và ẩm thực phong phú, Pháp là điểm đến du lịch hàng đầu trên thế giới. Hạ tầng cơ sở của Pháp, đặc biệt là về giao thông và y tế rất hiện đại. Các trường đại học thường được đặt tại trung tâm thành phố, gần gũi với các hoạt động văn hóa, xã hội. Mạng lưới các tổ chức xã hội ở Pháp là một trong những mạng lưới đa dạng, dày đặc và năng động trên thế giới.

Nếu bạn quan tâm đến những điều kiện du học Pháp, bạn có thể truy cập tại đây để biết thêm chi tiết!

Những thử thách khi học tiếng Nhật

Ngoài trở ngại như nhiều bộ chữ, số lượng từ lớn, cấu trúc ngữ pháp hơi ngược thì người Việt Nam có ưu điểm học tiếng Nhật bởi vì cách phát âm không khó, bộ chữ Kanji có nguồn gốc từ chữ Hán, giống rất nhiều chữ tiếng Việt.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam vừa thống nhất đưa tiếng Nhật vào các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của Việt Nam. Sẽ có 3 trường tiểu học ở Hà Nội thí điểm giảng dạy tiếng Nhật như ngoại ngữ thứ nhất cho học sinh, từ năm học 2016-2017.
Rất nhiều phụ huynh băn khoăn khi tiếp nhận thông tin này. Câu hỏi được đưa ra là học tiếng Nhật có những rào cản và thuận lợi gì?


Học tiếng Nhật và văn hóa Nhật giúp bạn trải nhiệm cuộc sống hấp dẫn hơn.
Tiếng Nhật có tới 3 bộ chữ: Hiragana, Katakana và Kanji. Hiragana là bộ chữ mềm được cho là căn bản nhất của tiếng Nhật mà bất cứ ai học đều phải nắm vững. Katakana là bộ chữ cứng phần lớn được dùng để viết những từ mượn từ nước ngoài. Và cuối cùng là bộ chữ Kanji bắt nguồn từ chữ Hán.

Giai đoạn vất vả ban đầu khi bạn học tới chữ Kanji. Đến nay, Kanji có tổng cộng khoảng 3.000 chữ, trong đó 1.500-1.900 chữ thông dụng. Mỗi chữ gần như được viết theo một cách khác biệt bởi vậy việc nhớ được lượng lớn chữ Kanji là thử thách rất lớn.
Truy cập tại đây để xem bài viết đầy đủ nhé!

Wednesday, August 16, 2017

Rủi ro du học khi tiếng Anh chưa đạt

Du học bằng cách sang các nước để tham gia các khóa học tiếng Anh trước khi vào học chương trình chính khiến không ít bạn trẻ gặp cảnh dở khóc dở cười bởi vì không lường trước được những rủi ro.
Tiếng Anh là chìa khóa quan trọng để du học đạt thành quả. – Ảnh: Flickr


TỐN THỜI GIAN, TIỀN BẠC
T.Trang tốt nghiệp đại học (ĐH) ngành Quản trị kinh doanh. Sau một thời gian đi làm, Trang nuôi ý định đi du học lấy bằng thạc sĩ ở Úc. Cô đã dành dụm được một khoản tiền đủ để chi tiêu theo đúng kế hoạch là một năm học tiếng Anh, hai năm học thạc sĩ tại trường ĐH ở Úc.
Trang cho biết: “Trong thư của trường ĐH Úc gửi cho em thì đòi hỏi đầu vào bậc thạc sĩ của trường này là IELTS 6.5. Em đã thực hiện một bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào nhưng mà trường cho biết em sẽ phải học khoảng 45 tuần nữa mới có thể đạt IELTS 6.5. Khi sang Úc, trường đã bố trí cho em học tiếng Anh tại trung tâm Anh ngữ trực thuộc trường. Theo kế hoạch, lẽ ra em đã vào học chính thức chương trình MBA rồi, nhưng mà giờ vẫn đang phải tiếp tục học Anh văn”.

Khi tiếng Anh chưa đạt, bạn vẫn có thể đi du học với điều kiện phải cố gắng thật nhiều… – Ảnh: Flickr
Yêu cầu tiếng Anh ở các nướcĐối với một số nước như Anh, IELTS là yêu cầu bắt buộc khi xin thị thực. Dù IELTS/TOEFL có thể không bắt buộc với một số trường của Mỹ hoặc Canada nhưng nếu không có IELTS/TOEFL cũng là một bất lợi khi xin thị thực. Đặc biệt là đối với visa Mỹ, học sinh phải có trình độ Anh ngữ nhất định để đủ khả năng trả lời phỏng vấn lãnh sự.
Ở Úc, một sinh viên khi đăng ký nhập học chỉ được đăng ký tối đa khóa học Anh văn 50 tuần (tương đương một năm) dành cho người mới khởi đầu. Nếu sau 50 tuần mà tiếng Anh không đạt thì chỉ được học tiếp tối đa 10 tuần nữa, nếu vẫn không đạt thì bắt buộc phải về nước.

Thursday, August 10, 2017

Tổng quan du học Hà Lan

Hà Lan đất nước của hoa tulip, cối xay gió và guốc gỗ không chỉ thu hút khách du lịch mà còn là địa điểm hấp dẫn để sinh viên quốc tế đến học tập và sinh sống.
Hà Lan là một đất nước nhỏ bé, xinh đẹp và thịnh vượng nằm ở vị trí trung tâm của Châu Âu, có vùng khí hậu tương đối dễ chịu cùng với những con người thân thiện phóng khoáng cởi mở. Bên cạnh nền kinh tế phát triển vào tầm bậc nhất Châu Âu, Hà Lan còn được biết đến với hệ thống giáo dục, nghiên cứu chất lượng và môi trường học tập quốc tế lý tưởng.
Theo thống kê tại Hà Lan có hơn 1.455 khoá học giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh dành cho sinh viên quốc tế. Với hơn 76000 sinh viên quốc tế theo học, Hà Lan xếp Top một trong số những nước có số sinh viên quốc tế theo học đông nhất Châu Âu. Trong đó khoảng 38000 sinh viên đến từ các nước Châu Âu, điều này giúp Hà Lan trở thành quốc gia có nền giáo dục hàng đầu tại Châu Âu.
Giáo dục bậc Đại học tại Hà Lan đặc biệt được chú trọng, sinh viên theo học được sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ như việc được cấp giảm học phí và cơ hội nhận học bổng lên đến 75% cho các học sinh, sinh viên có thành tích xuât sắc. Bên cạnh đó sinh viên cũng có thể tự trả học phí cho mình bằng cách đi làm thêm vào các ngày nghỉ với số lượng thời gian nhất định. Ngoài ra nhà nước còn cho phép sinh viên vay tiền có hạn định mà không phải trả lãi. Sinh viên chỉ phải trả số tiền này khi tốt nghiệp và tìm được việc làm.
Kết quả hình ảnh cho du học sinh hà lan
Vì sao nên lựa chọn du học ở Hà Lan?
-  Chất lượng đào tạo giáo dục xuất sắc: Hà Lan đã được quốc tế ghi nhận về tính thực tế và ứng dụng cao.
-  Tất cả các khóa học đều theo đúng tiêu chuẩn Châu Âu và được bảo đảm chất lượng bởi chính phủ.
- Chi phí học tập hợp lý: Học phí các trường ở Hà Lan thường thấp hơn so với các trường ở Mỹ, Canada, Anh… do giáo dục bậc cao Hà Lan nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ.
- Chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh
- Kết hợp giảng dạy hoàn hảo áp dụng tốt giữa lý thuyết và thực hành
– Môi trường học tập quốc tế (Hà Lan là một trong nững nước có lượng du học sinh theo học đông nhất Châu Âu)
– Sinh viên có cơ hội được học và thực tập tại một quốc gia khác ngoài Hà Lan.
– Các trường Đại học tại Hà Lan luôn rất quan tâm đến sinh viên quốc tế, cung cấp nhà ở, tổ chức các chương trình giới thiệu về văn hoá, đất nước, con người Hà Lan.
- Sau khi tốt nghiệp, học sinh quốc tế có thể ở lại Hà Lan 1 năm để làm việc.
Kết quả hình ảnh cho du học sinh hà lan
1. Yêu cầu nhập học:
Đại họcCao học
Yêu cầu:Tốt nghiệp PTTH
TOEFL: 550/ IELTS: 6.0
Tốt nghiệp đại học
TOEFL: 580+/ IELTS: 6.0+
Thời gian học:4 năm10-18 tháng (một số chương trình được thiết kế riêng có thể sẽ lâu hơn)
Học phí:4.500 Eur -7.000 Eur/năm9.000Eur – 12.000Eur/năm
Khai giảng: Tháng 9 hoặc tháng 2
Tuy nhiên nếu trình độ tiếng Anh của bạn chưa đạt yêu cầu bạn có thể học một khoá tiếng Anh tại các trường hoặc các trung tâm và thi lấy điểm TOEFL hoặc IELTS.
                             Khoá học tiếng anh
Yêu cầu:TOEFL: 500/ IELTS: 5.5 hoặc vượt qua kỳ thi đầu vào của trường.
Thời gian học:6-12 tháng (tuỳ vào khả năng tiếng Anh của bạn)
Học phí:350-450Eur
Thời gian nhận hồ sơ Tháng 5 và tháng 11
2. Chí phí khác:
Nhà ở:150-200Eur/ tháng
Tiền ăn, tài liệu học tập:150-200Eur/ tháng
Chi phí cá nhân, đi lại:50Eur/ tháng
Bảo hiểm:
400Eur/ tháng
3. Một số trường điểm tại Hà Lan mà bạn nên du học
- Trường Đại học Kỹ thuật TUDelftvà Đại học Wageningen, rất nổi tiếng về các ngành kỹ thuật và công nghệ.
- Đại học tổng hợp Tiburg - trường đào tạo kinh tế tốt nhất Châu Âu.
-  Bên cạnh đó còn có: đại học Leiden, HESAmsterdam, HAN Anrhem…
4. Một số ngành/môn học mà quốc gia này hiện đang ở vị trí hàng đầu thế giới
Quản trị kinh doanh- Xây dựng dân dụng
- Y khoa- Công nghệ viễn thám
- Khoa học nông nghiệp- Các ngành nghệ thuật & thiết kế, kiến trúc
- Luật- Quản lý - quy hoạch đô thị
5. Hồ sơ cần thiết để du học ở Hà Lan
+ Chứng chỉ tiếng Anh đạt 550 TOEFL hoặc 6.0 IELTS
+ Giấy khai sinh.
+ Đơn xin học bằng tiếng Anh (tự giới thiệu bản thân, gia đình, giới thiệu về quá trình đã học, về kinh nghiệm làm việc nếu có, giải thích tại sao lại chọn khoá học này)
+ Lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương và phải đóng dấu giáp lai ảnh, dịch sang tiếng Anh ( C.V.)
+ Bằng tốt nghiệp PTTH, Đại học hoặc bằng tốt nghiệp cao nhất, học bạ, bảng điểm.
+ Các bằng cấp khác về ngoại ngữ, tin học, kế toán (nếu có)
+ 12 ảnh mầu (4x6)
+ Copy chứng minh thư 5 bản, hộ khẩu 5 bản
+ Kết quả khám sức khỏe (Chứng minh không nhiễm HIV, nghiện hút và lao phổi)
+ Camkết của gia đình theo mẫu
+ Mẫu đơn nhập học của trường muốn theo học
+ Mẫu đơn xin visa của Đại sứ quán Hà Lan
+ Camkết trách nhiệm thực hiện nghiêm túc về du học tự túc
+ Xác nhận của công an Phường sở tại Chứng minh không tiền án, tiền sự
+ Giấy chứng nhận tình trạng Hôn nhân (có hoặc chưa có kết hôn đều cần giấy chứng nhận)

>> Xem thêm về điều kiện du học Hà Lan tại đây

Nguồn: MegaStudy

Tuesday, August 1, 2017

Học tiếng Nhật để du học

Ngoại ngữ thành thạo luôn là một trong những điều quan trọng nhất đối với học sinh, sinh viên khi du học. Tùy vào từng người mà có những cách học ngoại ngữ riêng. Đối với những ngôn ngữ khó như tiếng Nhật thì có mẹo nào để học nhanh nhớ lâu không nhỉ ?


Chắc hẳn chúng ta đã được nghe quá nhiều những lời khuyên trong việc học và sử dụng ngoại ngữ. Nhưng không phải ai cũng có thể học tiếng nhanh và thành thạo, kể cả trong khi đang sinh sống tại đất nước đó, nếu như thiếu sự kiên trì.

Bên cạnh việc học ở lớp, khả năng ngôn ngữ của du học sinh còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống trên đất khách. Ví dụ đơn giản như với khả năng nói trôi chảy, các bạn có thể trả giá khi đi chợ, hỏi bài bạn cùng lớp, tự đi du lịch, được bạn bè bản xứ mời đến nhà chơi,…

Không phải ai cũng may mắn được học tiếng trước khi đi du học. Và không phải ai học tiếng trước ở nhà cũng nói tốt hơn. Học ngữ pháp, học từ vựng, làm bài tập trong sách vở,… là những việc bắt buộc để học tiếng. Nhưng bên cạnh đó, các du học sinh còn có những cách học riêng.

Tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở nước bản địa

Minh Huyền (du học sinh Nhật) chỉ được học tiếng Nhật 3 tháng trước khi đi du học. Với chừng ấy thời gian, cô bạn chỉ đủ kịp làm quen, nói những câu đơn giản, và học chút ít ngữ pháp. Biết được điểm yếu của mình, Minh Huyền đã tìm ra cách riêng để tăng khả năng giao tiếp: “Mình dành rất ít thời gian để học ngữ pháp, chủ yếu tập trung vào việc học giao tiếp. Từ khi sang Nhật, mình chấp nhận bỏ rơi chiếc Ipod thân yêu, bỏ qua thói quen cắm headphone mọi lúc mọi nơi, mình dành thời gian lắng nghe nhiều hơn, “hóng chuyện” nhiều hơn. Mình nhận thấy, việc kè kè máy nghe nhạc khi đi trên đường làm giảm khả năng nghe nói của mình rất nhiều”.
May mắn hơn Minh Huyền, Ngọc Hoàn đã có 5 năm học tiếng Nhật tại Việt Nam, nhưng chủ yếu là học ngữ pháp. Trong thời gian du học, cậu đã học giao tiếp bằng cách… đi làm thêm. Không như những sinh viên Việt Nam khác, chủ yếu xin việc tại các nhà hàng Việt, hay làm cho chủ người Việt, cậu chỉ xin việc tại những cửa hàng Nhật.
Giải thích cho việc này, Hoàn nói: “Bên cạnh việc thu nhập cao hơn, thì khi làm tại những cửa hàng của Nhật, mình sẽ phải giao tiếp nhiều hơn. Chủ yêu cầu gì, khách hàng gọi gì, đồng nghiệp nói gì, mình sẽ phải cố hết sức “căng tai” ra nghe. Mình cũng không thuê nhà ở chung với bạn bè Việt, mà ở với sinh viên bản xứ, có những lúc mình cũng ở với những người bạn đến từ các đất nước khác. Nói chung là mình cố hết sức tạo ra một môi trường “Nhật” nhất”.
Chúng ta vẫn thường nghe nói, học ngoại ngữ là phải có năng khiếu. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ, nếu thiếu đi sự cố gắng và phương pháp học phù hợp.

Xem Tivi và thường xuyên đọc sách, báo

Hồng Anh chọn cho mình cách xem Tivi và đọc báo thật nhiều: “Thật sự là mình không hiểu hết những điều phát thanh viên nói đâu. Nhưng mình vẫn chăm chỉ nghe để quen với ngôn ngữ. Mình cũng mua báo và tạp chí về đọc nữa. Việc này giúp mình quen với ngôn ngữ báo chí, ngành mà mình theo học. Ngoài ra, tham gia vào các diễn đàn trên mạng cũng giúp mình tăng khả năng viết. Viết văn bản, thư từ, trả lời forum, chat với bạn bè bản xứ khiến cho phản xạ viết của mình tăng lên rất nhiều”. Cô bạn chia sẻ rằng, cách tốt nhất để tạo hứng thú học tiếng là học bằng sở thích. “Xem phim, nghe nhạc, đọc sách,… đều là những cách hay.

Học ngoại ngữ từ các bạn bản xứ

Giao tiếp hàng ngày để tăng khả năng nghe nói là rất quan trọng trong việc học ngoại ngữ, nhưng tìm được một người kiên nhẫn và có thời gian nói chuyện với sinh viên nước ngoài không phải là dễ.
Tuyết Ngọc chia sẻ: “Các bạn cùng lớp không có nhiều thời gian để nói chuyện với mình. Lắm lúc mình nhờ họ nhiều quá cũng hơi ngại. Thế nên cách học nói của mình là nói chuyện với những người… bảo vệ. Bảo vệ của kí túc xá mình là những phụ nữ tầm 50-60 tuổi. Mình thường mang những bài tập ngữ pháp ra hỏi họ. Rồi nói chuyện và nghe họ nói. Nhờ việc này mà mình có mối quan hệ rất tốt với những người bảo vệ ở kí túc xá. Lắm lúc còn được họ cho những món ăn truyền thống của Nhật rất ngon nữa”.

Nguồn: Du học Atlantic